0971.633.628

Nhà ở công nhân chưa đạt kết quả như kỳ vọng, chưa đáp ứng đủ nhu cầu

Theo Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà-Thị trường bất động sản, hiện cả nước mới chỉ có 5,2 triệu m2 nhà ở xã hội, đạt 42% theo kế hoạch; nhà ở công nhân hoàn thành 28% so với nhu cầu 8,3 triệu m2.

Hiện đã có nhiều doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp chuyên đầu tư nhà ở, nhưng 80% con số này chỉ là doanh nghiệp địa phương nhỏ lẻ, có thể xây dựng nhà ở cho người lao động thu nhập thấp nhưng không điều kiện chưa được tốt.

nhà ở công nhân chưa đáp ứng đủ nhu cầu
Nhà ở xã hội chưa đáp ứng đủ nhu cầu

Vì vậy, Chính phủ cần quy hoạch lại các khu vực nhằm tạo ra một mô hình nhà ở phù hợp cho công nhân, người lao động để tăng khả năng cung cho phân khúc này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đề xuất.

Dưới góc độ một cơ quan quản lý của Nhà nước về vấn đề nhà ở, ông Hà Quang Hưng -Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường BĐS cho biết hiện hệ thống chính sách của nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã đầy đủ và cụ thể qua các hành lang pháp lý như Luật Nhà ở và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Thế nhưng, kết quả đạt được trong việc phát triển nhà ở xã hội chưa cao; trong đó có nhà ở công nhân chưa đạt được kết quả mong muốn.

Ông Hưng cho biết hiện cả nước mới có 5,2 triệu m2 nhà ở xã hội, đạt 42%; nhà ở công nhân hoàn thành 28% so với nhu cầu 8,3 triệu m2.

Phân tích về nguyên nhân, ông Hưng nêu ra: trong quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 100 đã có quy định về việc dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho lao động thu nhập thấp, xây dựng hạ tầng phải dành quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội… Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều địa phương chưa thực hiện được vấn đề này.

Bên cạnh đó, việc ách tắc về nguồn vốn cũng là rào cản, nhất là khi người có lao động, khách hàng có thu nhập thấp chưa được tham gia vay vốn. Trong khi đó, nguồn vốn mà Chính phủ dành cho phát triển nhà ở xã hội đa phần đều rất hạn chế.

Sau gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng kết thúc, mới đây, Chính phủ cũng bàn giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét cấp thêm 1.000 tỷ đồng vào Ngân hàng Chính sách xã hội và 2.000 tỷ đồng để bù lãi suất dành cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, ông Hưng dẫn chứng.

Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa cho rằng, dòng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng cho vay và 2.000 tỷ đồng để bù lãi suất chưa thực sự kích cầu được thị trường. Nhà ở dành cho cho công nhân đang ngày càng trở nên cần thiết.

Cơ bản, chất lượng cuộc sống, điều kiện di chuyển của công nhân trong khu công nghiệp chưa được hỗ trợ và cải thiện nhiều. Do đó, cần có một chính sách thực sự chất lượng, đánh đúng vào nhu cầu cũng như biện pháp để người lao động có thể an cư.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Mạnh Hà cũng cho rằng vấn đề nhà ở dành cho công nhân, người lao động không phải mới mà cần có chính sách mạnh mẽ hơn.

Từ đầu năm 2018, Chính phủ đã có kế hoạch phát triển NOXH (nhà công nhân viên chức, nhà công nhân và nhà sinh viên) nhằm hỗ trợ giải quyết nhu cầu căn hộ cho người dân. Tuy nhiên, khó khăn là công nhân có thu nhập thấp nên không thể đáp ứng được khả năng thuê, mua loại hình nhà ở này.

Về phía doanh nghiệp, ông Đỗ Đức Đạt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô khảng định nhà ở công nhân là một trong những mô hình nhà ở xã hội.

Mặc dù nhà ở xã hội IEC Tứ Hiệp đang phát triển tốt nhưng tỷ lệ nhà công nhân được xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu người lao động tại các khu công nghiệp vẫn còn thấp và chắc chắn sẽ thiếu hụt trong những năm gần đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *